Khóa học, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn tại viện IRE

Viện IRE cung cấp những khóa học bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn trong lĩnh vực khoa học giáo dục và kinh tế cho giáo viên, cán bộ quản lý ở các trường từ mầm non đến phổ thông , giảng viên, nghiên cứu viên của các trường Cao đẳng, Đại học, các Trung tâm và Viện nghiên cứu.

  1. KHOA HỌC GIÁO DỤC

1.1. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG VỀ GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Cán bộ quản lý, Giáo viên hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN), giáo dục tiểu học (GDTH) trung tâm giáo dục đặc biệt công lập, tư thục, phụ huynh và những người quan tâm.

II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG

  1. Mục tiêu chung

Học viên được nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp, thực hiện tốt các nhiệm vụ của giáo dục đặc biệt và làm tốt công tác giáo dục hòa nhập trẻ có nhu cầu đặc biệt trong giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học.

  • Mục tiêu cụ thể

a) Thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt theo Chương trình GDMN;

b) Thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập trẻ mầm non và học sinh tiểu học;

c) Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non (GDMN), giáo dục tiểu học (GDTH) trung tâm giáo dục đặc biệt công lập, tư thục với phụ huynh trong giáo dục hòa nhập trẻ có nhu cầu đặc biệt.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

  1. Chương trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học dạy học sinh có nhu cầu đặc biệt hòa nhập 
TT Tiêu đề Nội dung (124 tiết) Lý thuyết offline Thực hành offline Học online
1 Mô đun 1   Đặc điểm cơ bản về nhận thức, giao tiếp và năng lực học tập của học sinh có nhu cầu đặc biệt cấp Tiểu học 3 3 1
2 Mô đun 2 Nhu cầu và khả năng của học sinh có nhu cầu đặc biệt cấp tiểu học 3 3 1
3 Mô đun 3   Kỹ năng, phương pháp sư phạm của giáo viên tiểu học dạy học sinh có nhu cầu đặc biệt   3 3 2
4 Mô đun 4   Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh có nhu cầu đặc biệt  cấp tiểu học 3 3 2
5 Mô đun 5 Điều chỉnh trong dạy học hòa nhập học sinh có nhu cầu đặc biệt  cấp tiểu học 3 3 2
6 Mô đun 6 Học sinh tiểu học khó khăn về nói. Dạy các kỹ năng cơ bản cho học sinh khó khăn về nói. 3 4 1
7 Mô đun 7 Dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học khó khăn về nói 3 4 2
8 Mô đun 8 Học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ. Dạy các kỹ năng cơ bản cho học sinh chậm phát triển trí tuệ 3 4 1
9 Mô đun 9 Dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ 3 4 2
10 Mô đun 10 Học sinh tiểu học tăng động giảm chú ý. Dạy các kỹ năng cơ bản cho học sinh tăng động giảm chú ý 3 4 1
11 Mô đun 11 Dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học tăng động giảm chú ý 3 4 2
12 Mô đun 12 Học sinh tiểu học rối loạn phổ tự kỷ Dạy các kỹ năng cơ bản cho học sinh rối loạn phổ tự kỷ 3 4 1
13 Mô đun 13 Dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn phổ tự kỷ 3 4 1
14 Mô đun 14   Một số tiêu chí đặc thù và cách thức đánh giá phát triển của học sinh có nhu cầu đặc biệt cấp tiểu học 3 4 1
15 Mô đun 15   Kỹ năng hỗ trợ học sinh có nhu cầu đặc biệt  hòa nhập tại nhà trường và cộng đồng   3 3 1
16 Mô đun 16 Phát triển tâm vận động cho học sinh tiểu học có nhu cầu đặc biệt 1 3 1
17 Mô đun 17 Phát triển kỹ năng vận động theo nhạc cho học sinh tiểu học có nhu cầu đặc biệt   1   3   1
Tổng 465722

2. Chương trình bồi dưỡng giáo viên mầm non dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt hòa nhập

TT Tiêu đề Nội dung (128 tiết) Lý thuyết offline Thực hành offline Học online
1 Mô đun 1   Kỹ năng, phương pháp sư phạm của giáo viên mầm non dạy trẻ mầm non có nhu cầu đặc biệt 3 3 2
2 Mô đun 2   Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ mầm non có nhu cầu đặc biệt  3 3 2
3 Mô đun 3 Điều chỉnh trong dạy học hòa nhập trẻ mầm non có nhu cầu đặc biệt ở cơ sở giáo dục mầm non 3 3 2
4 Mô đun 4 Trẻ mầm non có khó khăn về nói. Dạy các kỹ năng cơ bản cho trẻ khó khăn về nói. 3 4 1
5 Mô đun 5 Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ mầm non  khó khăn về nói 3 4 2
6 Mô đun 6 Trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ. Dạy các kỹ năng cơ bản cho trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ 3 4 1
7 Mô đun 7 Dạy học hòa nhập cho trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ 3 4 2
8 Mô đun 8 Trẻ mầm non tăng động giảm chú ý. Dạy các kỹ năng cơ bản cho trẻ mầm non tăng động giảm chú ý 3 4 1
9 Mô đun 9 Dạy học hòa nhập cho trẻ mầm non tăng động giảm chú ý 3 4 2
10 Mô đun 10 Trẻ mầm non rối loạn phổ tự kỷ Dạy các kỹ năng cơ bản cho trẻ mầm non rối loạn phổ tự kỷ 3 4 1
11 Mô đun 11 Dạy học hòa nhập cho trẻ mầm non rối loạn phổ tự kỷ 3 4 1
12 Mô đun 12   Một số tiêu chí đặc thù và cách thức đánh giá phát triển của trẻ mầm non có nhu cầu đặc biệt cấp tiểu học 3 4 1
13 Mô đun 13   Kỹ năng hỗ trợ trẻ mầm non có nhu cầu đặc biệt  hòa nhập tại nhà trường và cộng đồng   3 3 1
14 Mô đun 14 Dạy trẻ mầm non có nhu cầu đặc biệt chú ý, giao tiếp xã hội 1 2 1
15 Mô đun 15 Hướng dẫn thực hiện chương trình dạy kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non có rối loạn phổ tự kỷ 2 3 1
16 Mô đun 16 Quản lý hành vi của trẻ có nhu cầu đặc biệt trong lớp mầm non 1 2 1
17 Mô đun 17 Hoạt động tiền lớp 1 cho trẻ mầm non hòa nhập 1 2 1
18 Mô đun 18 Các hoạt động, trò chơi dành cho cha mẹ trẻ, người thân giúp trẻ phát triển tại gia đình 1 2 1
Tổng455924

IV. YÊU CẦU VỀ DẠY VÀ HỌC

1. Chương trình bồi dưỡng có nhiều nội dung đòi hỏi gắn liền lý thuyết với thực hành. Do vậy, hoạt động dạy – học phải đảm bảo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành.

– Tăng cường áp dụng các phương pháp sư phạm tích cực hướng vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

          2. Yêu cầu đối với học viên:

          Tham giađầy đủ, đúng giờ các buổi tập huấn. Tích cực tham gia học tập, tích cực tham gia các hoạt động;

Quay phim thực hành can thiệp trẻ báo cáo cho giảng viên theo yêu cầu.

 V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Đánh giá ý thức học tập của học viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

2. Đánh giá thông qua các bài thực hành

3. Đánh giá chung cho toàn Chương trình thông qua bài thu hoạch cuối khóa, chấm theo thang điểm 10. Học viên nào không đạt được điểm 5 trở lên thì không được cấp giấy chứng nhận.

Viện Nghiên cứu phát triển Giáo dục và Kinh tế EXIM sẽ cấp giấy chứng nhận tham gia khóa học cho học viên sau khi kết thúc khóa học.

1.2. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG STEAM TRONG GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC TIỂU HỌC

I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Cán bộ quản lý, Giáo viên hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN), giáo dục tiểu học (GDTH), phụ huynh và những người quan tâm.

II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG

  • Mục tiêu chung

Học viên được nâng cao năng lực chuyên môn về STEAM trong giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học.

  • Mục tiêu cụ thể

a) Phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học thông qua hoạt động STEM;

b) Phát triển kỹ năng nhận thức – cảm xúc (EQ) cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học qua hoạt động STEM;

c) Phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học thông qua hoạt động craft arts & âm nhạc bao gồm dancing & diễn kịch;

d) Phát triển kỹ năng nhận thức – cảm xúc (EQ) cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học thông qua hoạt động craft arts & âm nhạc bao gồm dancing & diễn kịch;

d) Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non (GDMN),  giáo dục tiểu học (GDTH) với phụ huynh trong giáo dục STEAM

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học, phụ huynh

TT Tiêu đề Nội dung (105 tiết) Lý thuyết offline Thực hành offline Học online
1 Mô đun 1   Lợi ích của STEAM đối với sự phát triển của trẻ em trong thế kỷ XXI 3 3 1
2 Mô đun 2 STEM và STEAM 3 3 1
3 Mô đun 3   Phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động STEM 3 3 2
4 Mô đun 4   Phát triển kỹ năng nhận thức – cảm xúc (EQ) cho học sinh tiểu học qua hoạt động STEM 3 3 2
5 Mô đun 5 Phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động craft arts & âm nhạc bao gồm dancing & diễn kịch 3 3 2
6 Mô đun 6 Phát triển kỹ năng nhận thức – cảm xúc (EQ) cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động craft arts & âm nhạc bao gồm dancing & diễn kịch 3 4 1
7 Mô đun 7 Khuyến khích việc cá nhân và học hợp tác qua hoạt động STEM  3 4 2
8 Mô đun 8 STEM là nền tảng cho sự thành công của việc học trong tương lai 3 4 1
9 Mô đun 9 Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua sách/truyện 3 4 2
10 Mô đun 10 Phát triển kỹ năng nhận thức – cảm xúc (EQ) cho học sinh tiểu học thông qua sách truyện 3 4 1
11 Mô đun 11 Nuỗi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) cho học sinh tiểu học 3 4 2
12 Mô đun 12 Nuôi dưỡng, phát triển trẻ thành người đọc 3 4 1
13 Mô đun 13 Các hoạt động STEAM cho học sinh tiểu học 3 4 1
Tổng394719

2. Chương trình bồi dưỡng giáo viên mầm non, phụ huynh 

TT Tiêu đề Nội dung (88 tiết) Lý thuyết offline Thực hành offline Học online
1 Mô đun 1   Lợi ích của STEAM đối với sự phát triển của trẻ em trong thế kỷ XXI 3 3 1
2 Mô đun 2 STEM và STEAM 3 3 1
3 Mô đun 3   Phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho trẻ mầm non   thông qua hoạt động STEM 3 3 2
4 Mô đun 4   Phát triển kỹ năng nhận thức – cảm xúc (EQ) cho trẻ mầm non qua hoạt động STEM 3 3 2
5 Mô đun 5 Phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho trẻ mầm non học thông qua hoạt động craft arts & âm nhạc bao gồm dancing & diễn kịch 3 3 2
6 Mô đun 6 Phát triển kỹ năng nhận thức – cảm xúc (EQ) cho trẻ mầm non thông qua hoạt động craft arts & âm nhạc bao gồm dancing & diễn kịch 3 4 1
7 Mô đun 7 Khuyến khích hoạt động, chơi cá nhân và chơi tương tác xã hội qua STEAM  3 4 2
8 Mô đun 8 Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ mầm non thông qua sách/truyện 3 4 2
9 Mô đun 9 Phát triển kỹ năng nhận thức – cảm xúc (EQ) cho trẻ mầm non thông qua sách truyện 3 4 1
10 Mô đun 13 Các hoạt động STEAM cho trẻ nhà trẻ (1- dưới 3 tuổi) 3 4 1
11 Mô đun 14 Các hoạt động STEAM cho trẻ mẫu giáo (3- 6 tuổi) 3 4 1
Tổng333916

IV. YÊU CẦU VỀ DẠY VÀ HỌC

1. Chương trình bồi dưỡng có nhiều nội dung đòi hỏi gắn liền lý thuyết với thực hành. Do vậy, hoạt động dạy – học phải đảm bảo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành.

– Tăng cường áp dụng các phương pháp sư phạm tích cực hướng vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

          2. Yêu cầu đối với học viên:

          Tham giađầy đủ, đúng giờ các buổi tập huấn. Tích cực tham gia học tập, tích cực tham gia các hoạt động;

Quay phim thực hành can thiệp trẻ báo cáo cho giảng viên theo yêu cầu.

 V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Đánh giá ý thức học tập của học viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

2. Đánh giá thông qua các bài thực hành

3. Đánh giá chung cho toàn Chương trình thông qua bài thu hoạch cuối khóa, chấm theo thang điểm 10. Học viên nào không đạt được điểm 5 trở lên thì không được cấp giấy chứng nhận. Viện Nghiên cứu phát triển Giáo dục và Kinh tế EXIM sẽ cấp giấy chứng nhận tham gia khóa học cho học viên sau khi kết thúc khóa học.

Quý vị có nhu cầu nhận được các thông tin về các khóa học, bồi dưỡng, các study tours trong và ngoài nước do Viện IRE tổ chức, vui lòng liên hệ với chúng tôi và gửi thông tin của quý vị tại đây.