yasbetir1.xyz winbet-bet.com 1kickbet1.com 1xbet-ir1.xyz hattrickbet1.com 4shart.com manotobet.net hazaratir.com takbetir2.xyz 1betcart.com betforwardperir.xyz alvinbet.help/ ritzobet.org betforward.com.co betforward.help betfa.cam 2betboro.com 1xbete.org 1xbett.bet romabet.cam megapari.cam mahbet.cam وان ایکس بت بت فوروارد teensexonline.com
 GIẢI PHÁP GIẢM THIẾU TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH KHÔNG TOÀN VẸN - Viên nghiên cứu phát triển Giáo Dục và Kinh Tế Exim

GIẢI PHÁP GIẢM THIẾU TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH KHÔNG TOÀN VẸN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP.HCM                                      Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc

                                                                                                Tp.HCM, ngày   tháng   năm 2019

                                        THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:

– Tên đề tài: GIẢI PHÁP GIẢM THIẾU TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH KHÔNG TOÀN VẸN

– Mã số: B2017-SPS-16

– Chủ nhiệm: NCS.ThS. Nguyễn Thị Diễm My

– Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

– Thời gian thực hiện: 24 tháng, tháng năm 2017 đến tháng năm 2019.

2. Mục tiêu:

– Làm rõ được nội hàm khái niệm “Gia đình không toàn vẹn” và chỉ ra được thực trạng và biểu hiện của những tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn.

– Đánh giá được thực trạng các giải pháp làm giảm thiểu tổn thương tâm lý trong gia đình không toàn vẹn, từ đó để xuất giải pháp giảm thiếu tổn thương tâm lý của trẻ trong gia đình không toàn vẹn.

3. Tính mới và sáng tạo:

– Đề tài chỉ ra bức tranh thực trạng về tổn thương tâm lý của trẻ em sống trong gia đình không toàn vẹn tại Việt Nam.

– Phác họa hệ thống biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý của trẻ sống trong gia đình không toàn vẹn.

– Thử nghiệm và minh chứng các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho trẻ sống trong gia đình không toàn vẹn. Trên cơ sở đó, định hướng ứng dụng cho các cơ sở đào tạo thực hiện biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho những trẻ sống trong hoàn cảnh này.

4. Kết quả nghiên cứu:

4.1. Tổn thương tâm lý của trẻ trong gia đình không toàn vẹn là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của những nhà nghiên cứu trên thế giới. Trong đó Tâm lý học và Y học là hai ngành có công trình nghiên cứu phong phú vì vấn đề này không chỉ đơn thuần làm ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ mà còn kéo dài dai dẳng nên thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Khi nhìn thấy những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ trong gia đình không toàn vẹn và tỉ lệ gia đình không toàn vẹn ngày càng gia tăng, nước ta đã bắt đầu nghiên cứu về vấn để này. Song, công trình nghiên cứu về những tổn thương tâm lý của trẻ trong gia đình cha mẹ ly hôn thi không nhiều và tổn thương tâm lý của trẻ trong gia đỉnh làm mẹ đơn thân nói riêng và tổn thương tâm lý của trẻ trong gia đình không toàn vẹn nói chung thì hầu như không có nghiên cứu nào.

        Tổn thương tâm lý là hậu quả của (những) sự kiện căng thẳng bất thường đe dọa sự toàn vẹn,yên ổn về thể chất hoặc tinh thần mà cá nhân đã từng trải nghiệm, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động, cuộc sống của cá nhân. Gia đình không toàn vẹn (còn được gọi là gia đình không đẩy đủ, gia đình không hoàn thiện, gia đình khuyết) là loại gia đình không có đầy đủ cấu trúc của một gia đình bình thường: cha – mẹ – con đẻ của chính họ hoặc gia đình không toàn vẹn là loại gia đình có đầy đủ cấu trúc của một gia đình bình thường: cha – mẹ – con đẻ của chính họ nhưng có ít nhất một thành phân trong gia đình có sự xa cách về địa lý và sự thiếu hụt về giao tiếp hay gia đình có mâu thuẫn ở mức độ nghiêm trọng trong một khoảng thời gian dài.

Tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn là một trải nghiệm âm tính về tâm lý của trẻ khi trải qua sự kiện gia đình như xung đột cha mẹ ly hôn, chứng kiến cảnh li tán gia đình, gánh chịu dư luận xã hội đối với trẻ không cha,… gây nên những xáo trộn, mất cân băng trong đời sống tâm lý của trẻ. Tổn thương tâm lý của trẻ em sống trong gia đình không toàn vẹn có những biểu hiện nhận thức, cảm xúc và hành vi như sau:

+ Về mặt thế chất: Trẻ sống trong gia đình không toàn vẹn sức khỏe của trẻ không tốt bằng các trẻ khác, nguy cơ mắc bệnh cao hơn và tỉ lệ tử vong sớm hơn.

+ Về mặt nhận thức: Gia đình có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng mà ở đó cha mẹ là chỗ dựa vững chắc, là những hình tượng lý tưởng nhất. Ly hôn của cha mẹ đã trở thành nguyên nhân khiến cho trẻ hình thành những nhận thức sai lệch về giá trị giá đình,dần dần sẽ trở thành những khó khăn, một rào cản cho trẻ hòa nhập với xã hội, bộc lộc những hành động sai phạm, gây hấn, chống đối xã hội và rối nhiễu cảm xúc ở trẻ em.

+ Về mặt tình cảm: Những biểu hiện sự mất cân bằng về mặt cảm xúc, sự thường xuyên lặp lại những cảm xúc tiêu cực này là những dấu hiệu của sự tổn thương tâm lý của trẻ.

+ Về mặt hành vi: Từ diều kiện, hoàn cảnh sống không mấy thuận lợi, trẻ em trong GĐKTV thường có biểu hiện mặc cảm, tự ti, tính tự vệ cao so với bạn bè cùng trang lứa. Những hành vi gây hấn và sai phạm vì thế cũng xuất hiện ở trẻ em sống trong gia đình không toàn vẹn nhiều hơn. Thêm vào đó, những trẻ em sống trong gia đình không toàn vẹn luôn gặp vấn đề về sự tập trung, chú ý, nhất là các hoạt động trong học tập. Trẻ luôn cố gắng để có thể đưa cha mẹ trở lại với nhau thông qua việc cha mẹ phải cùng nhau giải quyết các vấn đề trẻ gặp phải và từ chối nói về sự chia ly

Trong nghiên cứu tổn thương tâm lý trẻ em trong gia đinh không toàn vẹn, người nghiên cứu sử dụng Bảng liệt kê hành vi – cảm xúc của Achenbach. Đây là một bảng liệt kê gồm 112 items và cũng chính là 112 triệu chứng thuộc tám nhóm dấu hiệu lâm sàng được xây dựng dựa trên DSM – IV. Căn cứ vào tổng điểm (điểm T) thu được từ phiếu kiểm kê hành vi do phụ huynh đánh giá CBCL, tổn thương tâm lý của trẻ em thuộc diện khảo sát được chia làm ba mức độ không bị tổn thương tâm lý, trạng thái ranh giới và bị tồn thương tâm lý. Các biểu hiện của tổn thương tâm lý được nghiên cứu cụ thể hơn qua các phương pháp khác hỗ trợ.

4.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn như sau:

Kết quả nghiên cứu thông qua bảng đánh giá của 336 phụ huynh tương ứng bằng việc trả lời câu hỏi items thuộc trắc nghiệm CBCL cho thấy trong tổng số 336 HS, có 180/336 (53.57%) HS “không tổn thương tâm lý”, có 102/336 (30.35%) HS “trạng thái ranh giới”, có 54/336 (16.07%) HS “có tổn thương tâm lý”, trong đây có 49/54 HS “có tổn thương tâm lý trong gia đình không toàn vẹn”. Trong 49 HS “có tổng thương tâm lý trong GĐKTV” có 17/49 em tổn thương tâm lý ở mức thấp, 28 em tổn thương tâm lý ở mức trung bình và 4 em tổn thương tâm lý ở mức cao.

Biểu hiện tổn thương tâm lý của trẻ trong gia đình không toàn vẹn được đánh giá thông qua bảng đánh giá của 336 phụ huynh ở 8 mặt của CBCL cho thấy có 5/8 nhóm biểu hiện thuộc mức trung bình và 3/8 biểu hiện thuộc mức thấp. Cao nhất là nhóm biểu hiện “chú ý” với ĐTB = 1.80; đứng vị trí thử hai là biểu hiện “Lo âu – Trầm cảm” với ĐTB = 1.74; đứng vị trí thứ ba là biểu hiện “thu mình” với ĐTB = 1.72; tiếp theo là biểu hiện “vấn đề tư duy”” với ĐTB = 1.64; biểu hiện “vấn đề xã hội” với ĐTB = 1.63. Biểu hiện “rối loạn cơ thể” với ĐTB = 1.53; biểu hiện “hành vi hung tính” với ĐTB = 1.50 và cuối cùng là biểu hiện “hành vi vi phạm quy tắc ứng xử” với ĐTB = 1.47.

Biểu hiện tôn thương tâm lý của trẻ trong gia đình không toàn vẹn qua nhận thức về gia đình, cuộc sống; xúc cảm, tình cảm khi sống trong gia đình, xã hội; và các hành vi liên quan đến gia đình, nhà trường và xã hội được trẻ tự đánh giá cho thấy:

+ Trẻ tồn thương tâm lý trong gia đình không toàn vẹn nhận thức khá tốt về giá trị của gia đình, giá trị người mẹ nhưng so với trẻ không tổn thương tâm lý và trẻ ở mức ranh giới trong gia đình không toàn vẹn thì nhận thức của trẻ về giá trị người cha và cuộc sống xã hội có phần hạn chế hơn. Có sự khác biệt về nhận thức của trẻ có tổn thương tâm lý trong GĐ có cha mẹ ly hôn và GĐ có mẹ đơn thân.

+ Trẻ tổn thương tâm lý trong gia đình không toàn vẹn có xúc cảm, tình cảm tiêu cực với gia đình và cuộc sống xã hội nhiều hơn so với trẻ không tổn thương tâm lý và trẻ ở mức ranh giới. Có sự khác biệt về xúc cảm, tình cảm tiêu cực với gia đình và cuộc sống xã hội khi so sánh trên biến số cấp học của trẻ.

+ Trẻ tổn thương tâm lý trong gia đình không toàn vẹn có hành vi né tránh, thu mình , bị động với các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội nhiều hơn so với trẻ không tổn thương tâm lý và trẻ ở mức ranh giới. Biểu hiện tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn qua các hành vi liên quan đến gia đình được thể hiện rõ nhất, tiếp theo đó là các hành vi liên quan đến nhà trường và cuối cùng là các hành vi trong cuộc sống xã hội. Có sự khác biệt về xúc cảm, tình cảm tiêu cực với gia đình và cuộc sống xã hội khi so sánh trên biến số cấp học của trẻ.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn đến sự tự đánh giá bản thân của trẻ cho thấy:

+ Trẻ tổn thương tâm lý trong gia đình không toàn vẹn có cái tôi thế chất cao; cái tôi học đường – tương lai, cái tôi cảm xúc, cái tôi gia đình, cái tôi xã hội thấp hơn so với trẻ không tổn thương tâm lý và trẻ ở trạng thái ranh giới.

+ Nếu tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn càng cao thì cái tôi thể chất của trẻ càng cao và ngược lại nếu trẻ trong gia đình không toàn vẹn có cái tôi thể chất càng cao thì càng chứng tỏ em có tổn thương tâm lý ở mức cao ( tương quan thuận, mức trung bình với xác suất 1%). Nếu tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn càng cao thì cái tôi học đường – tương lai càng giảm và ngược lại (tương quan nghịch, mức thấp với xác suất 5%). Nếu tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn càng cao thì cái tôi cảm xúc của các em càng thấp và ngược lại (tương quan nghịch, mức rất thấp với xác suất 5%). Nếu tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn càng cao thì cái tôi gia đình của các em càng thấn và ngược lại (tương quan nghịch, mức thấp với xác suất 5%). Nếu tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn càng cao thì cái tôi xã hội của các em càng thấp (tương quan nghịch, mức thấp với xác suất 1%).

Kết quả nghiên cứu thực trạng các giải pháp giảm thiều tốn thương tâm lý từ gia đình có ĐTB chung = 2.40 nằm ở mức thấp và thực trạng các giải pháp giảm thiếu tổn thương tâm lý từ nhà trường, xã hội có ĐTB chung = 2.00 cũng nằm ở mức thấp.

4.3. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn hiện nay kết hợp với cơ sở lý luận về biện pháp giảm thiếu tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn. Đề tài đã mạnh dạn đề xuất hai nhóm giải pháp: nhóm giài thay đổi nhận thức cho trẻ em trong gia đình không toàn vẹn và nhóm giải pháp nâng đỡ cảm xúc cho trẻ em trong gia đình không toàn vẹn. Các biện pháp sau đây đã được đề xuất trong đề tài:

– Định hướng phát triển kỹ năng tự nhận thức để tu duy tích cuc từ hoàn cảnh cá nhân của khách thể;

– Sử dụng một số giá trị sống tác động đến nhận thức của khách thể nhằm giúp trẻ tìm được ước mơ và có niềm tin vào tương lai phía trước;

-Khơi gợi năng lực tiềm ẩn của khách thể, tạo mối quan hệ tốt đẹp làm tiền đề cho việc nâng đỡ cảm xúc;

– Sử dụng một số kỹ thuật của phương pháp quán tưởng nhằm giúp trẻ thư giãn và cải thiện đời sống cảm xúc.

– Kỹ thuật trò chơi không hướng dẫn nhằm xây dựng mối quan hệ giữa người nâng đỡ và trẻ cần nâng đỡ, từng bước nâng đỡ cảm xúc cho trẻ.

Kết quả nghiên cứu về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất cho thấy, tất cả các biện pháp đưa ra khảo sát đều được đánh giá là rất cần thiết đối với việc giảm thiểu tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn. Trong đó, biện pháp được ưu tiên thực hiện hàng đầu là “Định hướng phát triển kỹ năng tự nhận thức bản thân để tư duy tích cực từ hoàn cành cá nhân của khách thể” (ĐTB = 4,40). Kết quả nghiên cứu về khả thi của các biện pháp đề xuất cho thấy, nhóm giải pháp thay đổi nhận thức cho trẻ em trong gia đình không toàn vẹn được đánh giá là rất khả thi trong khi các biện pháp còn lại trong nhóm giải pháp nâng đỡ cảm xúc cho trẻ em trong gia đình không toàn vẹn được đánh giá ở mức khả thi.

5. Sản phẩm:

– Báo cáo toàn văn, các chuyên đề với các kết quả nghiên cứu theo mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.

– Đào tạo sau đại học: 1 học viên cao học và 1 nghiên cứu sinh.

– 3 bài báo trong nước

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

Sử dụng phiếu khảo sát và các bước thiết kế nghiên cứu để tìm hiểu, đánh giá, sàng lọc mức độ tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn.

– Có thể biên tập và phổ biến tài liệu các vấn đề tổn thương tâm lý của trẻ trong gia đình không toàn vẹn và các giải pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho nhóm trẻ này.

– Triển khai mô hình tập huấn các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho trẻ trong gia đình không toàn vęn.

– Công bố kết quả nghiên cứu qua đề tài toàn văn.