BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP.HCM Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc
Tp.HCM, ngày 12 tháng 5 năm 2019
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
– Tên đề tài: Phát triển đội ngũ chuyên viên tham vấn học đường ở khu vực phía Nam
– Mã số: B2017-SPS-16
– Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Minh Hồng
– Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
– Thời gian thực hiện: 24 tháng, tháng 5 năm 2017 đến tháng 5 năm 2019
2. Mục tiêu:
Đánh giá thực trạng và đề xuất được các giải pháp phát triển đội ngũ chuyên viên tham vấn học đường ở khu vực phía Nam.
3. Tính mới và sáng tạo:
– Đánh giá được thực trạng đội ngũ chuyên viên tham vấn học đường ở khu vực phía Nam và thực trạng phát triển đội ngũ chuyên viên tham vấn học đường ở khu vực phía Nam.
– Đề xuất được một số giải pháp phát triển đội ngũ chuyên viên tham vấn học đường ở khu vực phía Nam góp phần phát triển công tác tham vấn học đường ở khu vực phía Nam.
4. Kết quả nghiên cứu:
Phát triển đội ngũ làm công tác TVHĐ là quá trình tác động liên tục, có mục đích, có định hướng của chủ thể quản lý làm cho đội ngũ làm công tác TVHĐ đảm bảo về số lượng và chất lượng phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Phát triển đội ngũ làm công tác TVHĐ được xem xét trên bình diện số lượng và chất lượng, xem xét về nhu cầu TVHĐ và mức độ đáp ứng của đội ngũ làm công tác TVHĐ ở khu vực phía Nam đối với hoạt động TVHĐ.
Thực trạng quản lý đội ngũ làm công tác TVHĐ ở khu vực phía Nam dựa trên các chức năng quản lý còn nhiều hạn chế, các nội dung lập kế hoạch quản lý đội ngũ làm công tác TVHĐ thể hiện sự không đồng đều. Mức độ tổ chức và chỉ đạo thực hiện chỉ dừng lại mức ít khi theo thang đo đã xác lập. Việc thực hiện các hoạt động trong chức năng kiểm tra đánh giá công tác quản lý đội ngũ làm công tác TVHĐ là “hạn chế” nhất.
Thực trạng phát triển đội ngũ làm công tác làm công tác TVHĐ ở khu vực phía Nam trong 5 năm gần đây phân tích bình diện chức năng còn nhiều bất cập. Cụ thể mức độ hiệu quả thực hiện các nội dung lập kế hoạch phát triển đội ngũ làm công tác TVHĐ ở khu vực phía Nam có đến 4/6 nội dung khảo sát thực hiện dừng lại mức từ trung bình trở xuống. Trong công tác tổ chức thực hiện các nội dung đều rơi vào các mức yếu, kém ( trừ việc nhắc người làm công tác TVHĐ báo cáo định kỳ theo quy định). Trong công tác chỉ đạo đạt được kết quả tích cực ở nội dung hướng dẫn người làm công tác TVHĐ thực hiện các văn bản, kế hoạch của nhà trường và tổ chức báo cáo, hội họp rút kinh nghiệm trong công tác phát triển đội ngũ làm công tác TVHĐ. Các nội dung còn lại bộc lộ những yếu, kém không đáng có. Trong công tác kiểm tra, đánh giá bộc lộ rất nhiều hạn chế nhất.
Đánh giá chung về công tác phát triển đội ngũ làm công tác TVHĐ ở khu vực phía Nam phân tích trên bình diện chức năng đạt mức “trung bình”. Mức độ đáp ứng các yêu cầu quản lý trong công tác phát triển đội ngũ làm công tác TVHĐ ở khu vực phía Nam trong 5 năm gần đây chỉ dừng lại mức trung bình, thể hiện sự không đồng đều ở các nội dung.
Khảo sát tính cần thiết của một số biện pháp phát triển đội ngũ làm công tác TVHĐ cho thấy các biện pháp là cần thiết trong việc phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh ở các trường phổ thông khu vực phía Nam. Các biện pháp này cũng được đánh giá là khả thi trong công tác phát triển đội ngũ làm công tác TVHĐ ở khu vực phía Nam hiện nay. Có thể đề cập các biện pháp ứng với thang điểm chuẩn mức rất khả thi “xây dựng chuẩn nghề nghiệp dành cho đội ngũ làm công tác TVHĐ”; “đổi mới về nội dung, phương thức giáo dục – đào tạo và nghiên cứu về tham vấn tâm lý ở trường học”; pháp “nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo về công tác quản lý đội ngũ làm công tác TVHĐ”; “giao rõ nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý đội ngũ làm công tác TVHĐ cho các cấp chính quyền cơ sở”.
5. Sản phẩm:
Các sản phẩm cụ thể:
– Báo cáo toàn văn với các kết quả nghiên cứu theo mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
– Báo cáo tóm tắt
– Các chuyên đề khoa học: 9 chuyên đề theo thuyết minh đề tài
– Quyết định bảo vệ luận án
– Các bài báo, tham luận khoa học trong nước
– 1 quyển sách tham khảo: Bản thảo.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
– Sử dụng phiếu khảo sát đề tìm hiểu tình hình phát triển đội ngũ chuyên viên tham vấn học đường ở khu vực phía Nam.
– Có thể biên tập, phổ biến tài liệu các vấn đề phát triển đội ngũ chuyên viên tham vấn học đường ở khu vực phía Nam.
– Công bố kết quả nghiên cứu qua đề tài toàn văn.
Related Posts